GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
TỦ ĐIỀU KHIỂN BƠM M531 (ĐIỆN 3 PHA)
CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ BẢO VỆ BƠM
Sau khi đấu nối bơm, ấn phím MODE để chuyển về chế độ THƯỜNG. Ở chế độ THƯỜNG, ấn phím START để chạy bơm.
Khi bơm chạy kiểm tra đồng hồ A trên tủ điện. Nếu dòng trên đồng hồ A thấp hơn một chút hoặc bằng dòng định mức của động cơ thì ấn và giữ phím START cho đến khi tủ điện phát ra tiếng “TIT” thì bỏ tay ra. Tủ điện sẽ nhớ các thông số cần bảo vệ bơm trong 10 giây và tự động đếm ngược
Sau 10 giây, tín hiệu CHƯA B.VỆ sẽ mất đi. Bơm đã được bảo vệ bởi tủ điện
CÁC CHẾ ĐỘ ĐIỀU KHIỂN
CHẾ ĐỘ THƯỜNG (KHÔNG TỰ ĐỒNG)
Dùng phím MODE chuyển về chế độ THƯỜNG. Chế độ THƯỜNG (chạy thường) sẽ hiển thị ở góc phải bên dưới màn hình
Ấn phím START là bơm chạy
Ấn phím STOP là bơm ngắt
CHẾ ĐỘ TỰ ĐỘNG (CHẠY THEO TÍN HIỆU PHAO)
Dùng phím MODE chuyển về chế độ TỰ ĐỘNG. Chế độ TỰ ĐỘNG sẽ hiển thị ở góc phải bên dưới màn hình
Bơm sẽ hoạt động theo tín hiệu phao.
CÁC TÍN HIỆU HIỆN THỊ
3.1 CHƯA B.VỆ : Chưa cài đặt chế độ bảo vệ. Làm theo hướng dẫn ở mục 1
3.2 CHẠY : Bơm đang chạy. Không có tín hiệu này là bơm đang dừng
3.3 ĐẦY : Bể trên đầy nước
3.4 CẠN : Bể dưới cạn nước
3.5 THẤP V : Thấp điện áp – Điện áp dưới 340v
3.6 QUÁ V : Quá điện áp – Điện áp trên 435v
3.7 QUÁ A : Quá tải. Quá 115% dòng định mức của bơm
3.8 THẤP A : Thấp dưới 70% dòng định mức của bơm hoặc chạy không nước
3.9 KẸT : Bơm bị kẹt hoặc quá tải trên 125% dòng định mức của bơm
3.10 MẤT PHA : Mất pha. Kiểm tra lại dân dẫn
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ ĐIỆN S531
1.CHẾ ĐỘ BẢO VỆ
Tủ điện S531 sử dụng để bảo vệ bơm 3 pha, hiển thị bằng tiếng Việt gồm các chức năng sau :
+ Chống quá tải – QUÁ A
+ Chống thấp tải hoặc chạy không nước – THẤP A
+ Chống thấp điện áp – THẤP V (dưới 340v)
+ Chống quá điện áp – QUÁ V (trên 435v)
+ Chống kẹt bơm – KẸT
+ Chống mất pha – MẤT PHA
2.CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ BẢO VỆ
CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ BẢO VỆ BƠM
Mục đích để bảo vệ bơm
Để cài đặt chế độ bảo vệ, ấn phím MODE để chuyển về chế độ THƯỜNG. Ở chế độ THƯỜNG, ấn phím START để chạy bơm.
Khi bơm chạy kiểm tra đồng hồ A trên tủ điện. Nếu dòng trên đồng hồ A thấp hơn một chút hoặc bằng dòng định mức của động cơ thì ấn và giữ phím START cho đến khi tủ điện phát ra tiếng “TIT” thì bỏ tay ra. Tủ điện sẽ nhớ các thông số cần bảo vệ bơm trong 10 giây và tự động đếm ngược
Sau 10 giây, tín hiệu CHƯA B.VỆ sẽ mất đi. Bơm đã được bảo vệ bởi tủ điện
XOÁ CHẾ ĐỘ BẢO VỆ BƠM
Khi thay bơm mới, phải xoá chế độ bảo vệ bơm cũ và cài đặt lại chế độ bảo vệ bơm mới. Nếu không bơm về không được bảo vệ hoặc tủ điện báo lỗi liên tục
Dùng phím MODE để chuyển về chế độ THUỜNG. Ấn STOP để dừng bơm. Sau đó ấn và giữ phím STOP. Vài giây sau tủ điện phát ra tiếng “TIT” thì bỏ tay ra
Tín hiệu “CHƯA B.VỆ” hiện lên. Việc xoá chế độ bảo vệ bơm cũ hoàn thành. Muốn cài đặt chế độ bảo vệ bơm mới làm như hướng dẫn mục 2.1
3.CHẾ ĐỘ ĐIỀU KHIỂN
Tủ điện điều khiển bơm chạy ở một trong hai chế độ :
+ Chạy thường – THƯỜNG
+ Chạy tự động (theo tín hiệu phao ở bể trên và bể dưới) – TỰ ĐỘNG
3.1 CHẠY THƯỜNG (CHẠY KHÔNG TỰ ĐÔNG)
Dùng phím MODE chuyển về chế độ THƯỜNG. Chế độ THƯỜNG sẽ hiển thị ở góc phải bên dưới màn hình
Ấn phím START là bơm chạy
Ấn phím STOP là bơm ngắt
3.2 CHẠY TỰ ĐỘNG
Chạy tự động có nghĩa là bơm làm việc theo tín hiệu phao lắp ở bên trên hoặc bể dưới, hoặc cả hai bể.
Nối phao bể dưới vào chân 1,2,3. Nối phao bể trên vào chân 4,5,6. Lưu ý
+ Nếu chân 1,2,3 thông mạch có nghĩa là bể dưới đầy
+ Nếu chân 4,5,6 thông mạch có nghĩa là bể trên đầy
Dùng phím MODE chuyển về chế độ TỰ ĐỘNG. Chế độ TỰ ĐỘNG sẽ hiển thị ở góc phải bên dưới màn hình
Lúc này phím START và STOP sẽ không còn tác dụng dùng để điều khiển bơm. Bơm sẽ hoạt động theo tín hiệu phao.
Nếu bể dưới cạn, tủ sẽ báo lỗi CẠN ( bể dưới không có nước). Nếu bể trên đầy tủ sẽ báo tín hiệu ĐẦY (có nghĩa là bể trên đầy). Bơm sẽ không chạy nếu có một trong hai tín hiệu này.
Bơm sẽ chạy nếu không có cả hai tín hiệu CẠN và ĐÂY. Điều đó có nghĩa và bể dưới đầy và bể trên cạn.
4.CÁC TÍN HIỆU HIỆN THỊ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
4.1 – CHƯA B.VỆ : Chưa cài đặt bảo vệ bơm. Làm theo hướng dẫn tại mục 2.1
4.2 – CHẠY : Bơm đang chạy. Không có tín hiệu này là bơm đang dừng
4.3 – ĐẦY : Bể trên đầy nước
– Khi lắp phao báo đầy và ở chế độ tự động. Nếu bể trên đầy nước sẽ hiện lên tín hiệu DAY và tủ ngắt bơm.
4.4 – CẠN : Bể dưới cạn nước
– Khi lắp hao báo cạn và ở chế độ tự động. Nếu bể dưới cạn nước sẽ hiện lên tín hiệu CAN và tủ ngắt bơm.
4.5 – THẤP V : Thấp điện áp .
– Bơm chỉ chạy được nếu điện áp trên 340v. Nếu dưới điện áp này tủ dừng bơm.
– Sau mỗi 5 phút tủ sẽ tự động kiểm tra nếu điện áp trên 340v thì tín hiệu THẤP V sẽ mất đi
+ Bơm tự động chạy lại nếu ở chế độ tự động
+ Phải ấn phín START để chạy bơm nếu ở chế độ thường
4.6 – QUÁ V : Quá điện áp
– Bơm chỉ chạy được nếu điện áp dưới 435v. Nếu trên điện áp này tủ dừng bơm.
– Sau mỗi 5 phút tủ sẽ tự động kiểm tra nếu điện áp dưới 435v thì tín hiệu QUÁ V sẽ mất đi
+ Bơm tự động chạy lại nếu ở chế độ tự động
+ Phải ấn phín START để chạy bơm nếu ở chế độ thường
4.7 – QUÁ A : Quá tải
– Bơm chỉ nên chạy được nếu dòng trên đồng hồ A bằng hoặc thấp hơn một chút dòng đinh mức ghi ở động cơ của bơm. Vì một lý do nào đó bơm quá tải (trên 115% dòng định mức) tủ điện sẽ dừng bơm.
– Sau mỗi 15 phút tín hiệu QUÁ A sẽ mất đi
+ Bơm tự động chạy lại nếu ở chế độ tự động
+ Phải ấn phín START để chạy bơm nếu ở chế độ thường
4.8 – THẤP A : Thấp tải
– Bơm chỉ nên chạy được nếu dòng trên đồng hồ A bằng hoặc thấp hơn một chút dòng đinh mức ghi ở động cơ của bơm. Vì một lý do nào đó (ví dụ : chạy không nước), bơm chạy thấp tải (dưới 70% dòng định mức) tủ điện sẽ dừng bơm.
– Sau mỗi 15 phút, tín hiệu THẤP A sẽ mất đi
+ Bơm tự động chạy lại nếu ở chế độ tự động
+ Phải ấn phín START nếu ở chế độ thường
4.9 – KẸT : Bơm bị kẹt hoặc quá tải 125% dòng định mức
– Kéo bơm lên kiểm trả động cơ và buồng cánh có trục trặc không.
4.10 – MẤT PHA : Bơm bị mất pha. Kiểm tra lại dây điện
- Tủ điện điều khiển với chức năng điều khiển, và bảo vệ các phụ tải trong trường hợp bị mất pha, ngắn mạch,quá tải
- Tủ điều khiển động cơ sử dụng biến tần, khởi động mềm
- Với loại tủ điều khiển này thì được sử dụng cho các tải công xuất lớn, tải cần thay đổi tốc độ, lưu lượng, Băng tải sản xuất…
- Tủ điều khiển động cơ khởi động trực tiếp
- Dùng để điều khiển tải Bơm, quạt, Balăng tời, trạm trộn bê tông, máy nghiền, máy cắt…
- Tủ điều khiển hệ thống bằng PLC
- Các loại tủ điều khiển hệ thống bằng PLC thì sẽ được ử dụng cho hệ thống điện thông minh và mức độ vận hành cần độ chính xác cao và điều khiển theo chu trình
- Tủ điều khiển cảm biến nhiệt độ, áp suất, và cài đặt thời gian
- Sử dụng trong điều khiển quạt thông gió, hút mùi, quạt nồi hơi, phòng sấy, quạt tăng áp và hút gió hành lang, quạt thông gió tầng hầm…
- Ngoài ta còn có các loại Tủ điều khiển hệ thống điện tòa nhà thông minh, hệ thống đèn vườn, đài phun nước, đèn trang trí và chiếu sáng cầu đường.
- Tất cả đều được thiết kế và lắp ráp với tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng cao giúp đơn giản hóa tối đa việc vận hành thiết bị.